Dự toán mối nối cọc BTCT: Xuất toán sai thực tế gây lãng phí

Từ câu chuyện định mức mối nối cọc dưới đây mọi người cùng rút kinh nghiệm, đơn giản nhưng đôi khi không để ý là nguy hiểm lắm. Dẫn đến lãng phí tiền và không đúng với thực tế.
Hãy ví dụ đơn giản với công tác ép cọc BTCT cọc 35x35cm, theo định mức nối cọc loại này, thép dùng nối là thép góc L100x100, định mức không nói rõ là thép dày bao nhiêu vào chiều cao thanh thép nối là bao nhiêu, tuy nhiên có trọng lượng cho 1 mối nối là 22,83 kg

Mối nối cọc bê tông cốt thép: Xuất toán sai thực tế gây lãng phí

Trên thực tế, Tư vấn thiết kế sẽ đưa ra phương pháp nối cọc tiết kiệm và dễ nối nhất, thường thì dùng thép 6mm (6 ly), thép bản. Ví dụ với cọc 35x35cm ở một công trình Levinhxd đã tham gia thì sẽ là loại thép bản kích thước 140x270x6mm (4 tấm)

Do đó định mức cần sẽ là: 4*0,14*0,27*0,006*7850 = 7,1215 kg/ mối nối

(Định mức thường cho thêm hao hụt 3% nên có thể nhân thêm 1,003)

Định mức mối nối cọc theo 1776 và theo thiết kế

Cách xử lý thật đơn giản: Chúng ta chỉ cần thay vật liệu thép bản vào cột định mức trong Đơn giá chi tiết, dù chưa chính xác lắm về Đm que hàn và nhân công nhưng thôi kết quả này dễ chấp nhận hơn là sai số giữa 22,83kg và 7,12 kg (sai số 220%).

Mối nối cọc bê tông cốt thép: Xuất toán sai thực tế gây lãng phí

 Và đương nhiên kết quả sẽ cho ra khác nhau:

Mối nối cọc bê tông cốt thép: Xuất toán sai thực tế gây lãng phí
Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án hãy để ý những chi tiết này bởi Nhà thầu hay Nhà tư vấn dù có biết thì họ vẫn lờ đi để hưởng phần chênh lệch thép kia.



Nguồn: levinhxd's Blog
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét